Khách hàng thường hỏi “tác phẩm in ấn là gì?”, Và đó là một câu hỏi rất hay. Tác phẩm in ấn – hay quy trình làm tác phẩm in ấn-, được hiểu đơn giản đó là bước mà chúng tôi chuẩn bị các tập tin thiết kế và đảm bảo rằng sau khi quy trình hoàn tất tác phẩm được trơn tru để các tác phẩm đó sẵn sàng cho việc in ấn. Bạn có thể coi nó như là một phần của quy trình thiết kế in ấn.
Tại Crunchy Frog, trong giai đoạn thiết kế chúng tôi muốn lên những ý tưởng thiết kế nhanh và đơn giản nhất có thể. Chúng tôi tập trung vào một thiết kế và bố cục cái mà phù hợp với thương hiệu của bạn và đáp ứng các mục tiêu của bạn đề ra mà không cần phải bỏ ra nhiều ngày cho các chi tiết khác – Sau này, khi mà bạn đã ký duyệt thiết kế cuối cùng của chúng tôi và chúng tôi sẽ sẵn sàng cho giai đoạn làm bản tác phẩm in ấn.
Chúng tôi sẽ bắt đầu công việc trên các bản phác thảo trước, nó rất hiệu quả và mang lại cả hiệu quả về chi phí khi thực hiện mỗi và mọi ý tưởng ở giai đoạn hoàn thành tác phẩm in ấn.
Vậy làm việc trên bản phác thảo có nghĩa là gì? Hầu hết những gì chúng tôi thiết kế ở đây được bắt đầu bằng việc phác thảo các ý tưởng trên giấy. Đó là một cách tuyệt vời để xem sự hiệu quả của công việc, và quan trọng hơn là nó không phải là thực hiện công việc một cách chóng vánh. Khi chúng tôi có vài ý tưởng, những ý tưởng đó có thể được vẽ trên kỹ thuật số và chúng tôi sẽ trình bày chúng tới khách hàng. Hầu hết các thiết kế chúng tôi gửi cho bạn chúng như có vẻ đã hoàn thành, nhưng thực tế là nếu bạn gửi các file đó đến nhà in rất có thể là kết quả in sẽ không được như mong đợi.
Bạn có thường xuyên gặp phải trường hợp khi bạn in một thiết kế trên màn hình chỉ nhận được một lệnh in mà nó không tương đồng với bản thiết kế? Chúng ta sẽ dễ dàng đổ lỗi đó cho máy in có phải không? Rất nhiều lần công việc in ấn xấu là do làm ra những tác phẩm in ấn tồi và sự thiếu hiểu biết về quy trình in ấn. Điều đó chỉ ra rằng, công việc in ấn ở Hà Nội có thể là một thử thách lớn khi gặp rào cản về ngôn ngữ và nó gây khó khăn nhiều hơn khi bạn dùng những thuật ngữ và quy trình chuyên môn kỹ thuật.
Một vấn đề lớn về việc in trực tiếp từ file thiết kế mà file đó chưa phải là “Tác phẩm in ấn” đó là việc các nhà thiết kế sử dụng những hình ảnh có độ phân giải thấp có nguồn gốc từ trên mạng để công việc thiết kế của họ được nhanh hơn*. Những hình ảnh này nhìn trên màn hình có vẻ ổn. Tuy nhiên, các tập tin được lấy từ trên mạng chỉ được nén 72DPI (dots per inch); tất cả đều trông có vẻ ổn khi hiển thị trên màn hình, nhưng tất cả các hình ảnh và bitmap phải tối thiểu là 300DPI nếu không chúng sẽ không được sắc nét và bị mờ “pixilated” khi in ấn.
Màu sắc có thể là một cơn ác mộng nếu không được thiết lập một cách chính xác ở giai đoạn tác phẩm in ấn. Chúng tôi sẽ đi sâu vào điều này hơn trong bài khác, nhưng bây giờ bạn cần phải biết có ba bảng màu chính được sử dụng: RGB (Red Green Blue), CMKY (Cyan, Magenta, Yellow, Black) và các đốm màu sắc Spot colours (tài liệu tham khảo Pantone) .
Với tất cả các hình ảnh trên mạng và những hình ảnh được chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số của bạn đều là RGB và cần phải chuyển đổi các hình ảnh đó sang CMYK. Điều này dẫn đến các vấn đề về thiết lập riêng của nó; nếu bạn không thực hiện điều này đúng trong tác phẩm in ấn, nó có thể tạo ra những kết quả không như mong đợi và không lường trước được!
Một vấn đề khác liên quan đến việc không sử dụng chính xác bảng màu là khi chữ viết màu đen không được thiết lập một cách chính xác. Bạn đã bao giờ nhìn thấy chữ màu đen trong văn bản nhìn không sắc nét và có một màu sắc nhợt nhạt “bị quầng sáng”. Cũng có thể màu đen được thiết lập trong RGB và sau đó không được chuyển sang CMYK một cách chính xác, vì vậy chữ màu đen thực chất được tạo ra từ một hỗn hợp các màu sắc – nó giống như khi bạn trộn các loại sơn của bạn với nhau và cuối cùng bạn sẽ có một màu khói đậm – thay vì chỉ dùng một màu: Đen!
Một yếu tố quan trọng nữa ngoài vấn đề màu sắc đó là ốc cắt. Hầu hết các bản in không được in ở kích thước thành phẩm và trong thực tế thường in ở loại giấy có kích thước to hơn thành phẩm và sau đó sẽ cắt với kích thước chính xác. Danh thiếp là một ví dụ hay về điều này. Máy in Offset Litho nặng 4 hoặc 5 tấn thép với những con lăn bằng kim loại và có thước rộng 2 mét cùng với chiều dài 6 hoặc 7 mét, do đó nó sẽ là sự khó khăn khi chỉ in một tấm danh thiếp 55mm x 90mm qua một chiếc máy tầm cõ như này. Do vậy người ta phải in gộp nhiều tấm danh thiếp trên một khổ giấy lớn và sau đó cắt từng cái với kích thước chuẩn.
Để ốc cắt là một việc rất quan trọng nếu thiết kế có bất kỳ yếu tố đồ họa nào ở ngay phía rìa của tấm danh thiếp. Đó là việc rất cần thiết khi để chừa thêm 2 đến 3 milimét ở “phần ốc cắt” nếu không khi in và cắt viền nó sẽ bị xém vào danh thiếp. Vấn đề nữa là nếu có bất kỳ sự sai lệch dù chỉ chút ít nào thì khi cắt tấm danh thiếp có thể dẫn đến việc các yếu tố đồ họa trong danh thiếp sẽ bị xén mất.
Cuối cùng, nó ở giai đoạn tác phẩm in ấn mà chúng tôi sẽ làm các chỉnh sửa cuối cùng của bố cục, ví dụ như sắp xếp lại các hộp văn bản, đảm bảo rằng nội dung không quá gần mép của tài liệu và vv. Tất nhiên, chúng tôi chúng tôi luôn thực hiện những việc này trong suốt quá trình thiết kế, nhưng nó luôn có giá trị nếu chúng tôi xem xét lại tổng thể lần cuối.
Tóm lại, quy trình làm tác phẩm in ấn là một phần thiết yếu của việc thiết kế để dùng cho quá trình in ấn, và nó là một trong những quy trình quan trọng trong giai đoạn thiết kế. Chúng tôi chỉ thực hiện quy trình này khi thiết kế đã được khách hàng ký duyệt và đó là giai đoạn cuối cùng trước khi chúng tôi gửi bản thiết kế đến nhà cung cấp in ấn của bạn. Nó tạo điều kiện cho việc chuyển đổi các tập tin đi vào quy trình in và giúp cho thiết kế của bạn có cơ hội cao nhất để trông chúng thật tuyệt vời như chúng ta đã dự kiến!